Chợ Lách Xưa Nay

NHỚ CHỢ LÁCH XƯA

Ngày đăng: 05/04/2024, 2:27 chiều, ý kiến phản hồi (0)

Tôi lớn lên ở quê ngoại Chợ Lách từ lúc mới 5 tuổi, học hết tiểu học, trung học, lên đại học, mười tám tuổi tôi mới xa quê. Hơn 30 năm sau tôi quay về thăm chốn cũ, không khỏi chạnh lòng nhớ những kỷ niệm xưa. Chợ Lách bây giờ đã không còn một dấu tích nào của những ngôi trường mà tôi đã học. Ngôi trường tiểu học và sau này là trường trung học ngày xưa với những hàng me tây phủ bóng sân trường nằm cạnh chân cầu Chợ Lách, ngày nay đã trở thành trường mẫu giáo thị trấn. Ngôi trường cấp 2 (phổ thông cơ sở)  trước kia là trường Trung Học Chợ Lách trước năm 1975 nay là chợ Chợ Lách mới.

Hai ngôi chùa Ông (thờ  Quan Công) và  thánh thất Cao Đài Tây Ninh nay sắp trở thành công viên, làm những ai từng trải qua thời thơ ấu: bắn đạn cu ly, chơi đủ trò trong sân chùa như tụi tôi ngày xưa không khỏi nao lòng.

Con Lạch từng được coi là dấu tích của tên gọi xứ Chợ Lách xưa kia nay đã bị lấp. Xưa ông ngoại tôi, người cố cựu ở Chợ Lách kể rằng, Kinh Cũ (Chợ Lách) có một con lạch chảy qua chợ, lối trước nhà thầy Võ Hoàng Lưu bây giờ. Lưu dân nơi khác đến khai hoang lập ấp, trong đó có ông tôi gọi chợ này là Chợ Lạch. Từ đó, cư dân đọc trại ra thét rồi thành Chợ Lách. Đó là một cách lý giải mà cho đến tận bây giờ cũng vẫn chỉ là một giả thiết.

Ngôi chợ cũ ngày tôi còn bé giờ cũng thay đổi hoàn toàn. Chợ ngày xưa sung túc, trên bến dưới thuyền  tấp nập người mua kẻ bán. Thời trước, có lẽ  đường sá, cầu kỳ chưa thông thương nên dân chúng đi chợ bằng ghe, xuồng là thuận tiện nhất. Bây giờ, đường sá thông thương, ghe cộ được kéo lên bờ “trồng hành” cũng là chuyện bình thường. Nhưng chợ ngày xưa mà tôi biết, người mua kẻ bán đều ân cần. Nhớ quán Đông Nam Hưng, khách quen gọi tắt là quán Lù Ta, tên của ông chủ quán, ông và con cháu, lúc nào cũng nở nụ cười thân thiện khi khách vừa đặt chân tới. Món súp sườn non ăn với bánh hỏi của ông trở thành một “đặc sản” mà ít có nơi nào có được. Ông mất cách nay hơn mười năm, rồi chị Ánh con ông, sau đó là anh Mười Bạc rể ông cũng lặng lẽ trở về với cát bụi. Người đã mất, trở lại quán xưa, thèm ăn một tô súp bánh hỏi, thèm ngắm dòng người lên xuống bến chợ nay trở thành dĩ vãng.

“Được mới nới cũ”, chiếc cầu tàu, nơi ghi dấu biết bao dòng chảy lịch sử hình thành của Chợ Lách xưa nay đìu hiu, quạnh quẽ như ngôi nhà vắng chủ, ít người lui tới.Phóng tầm nhìn về chiếc cầu sắt Chợ Lách ngày xưa, thấy vẫn còn đó những chiếc bóng kỷ niệm của thời đi học, những buổi tắm sông nhảy từ độ cao hơn 10m để đu theo ghe chài, để có cái cảm giác bạt mạng của thời trai trẻ. Giờ nghe nói nay mai chiếc cầu này cũng sẽ bị dỡ vì Chợ Lách đã có chiếc cầu bêtông mới cách đó khoảng 500m về phía đầu vàm.

Cái sân bóng có từ lâu đời ở Chợ  Lách, nơi in dấu chân, dấu giày của biết bao thế hệ cầu thủ Chợ Lách giờ cũng sắp biến thành siêu thị hay trung tâm thương mại gì đó…Tôi là thị dân, sống đời thực dụng nhưng lúc nào cũng muốn quay về chốn xưa, mong mai đây khi trở lại quê mình còn có được chút gì để nhớ. Người thân, người quen giờ cũng đã thay đổi, đã lớn, đã già hơn xưa, người mất, người còn, vẫn còn đó những ân tình quê hương, nhưng cảnh vật thay đổi nhiều quá làm tôi cứ liên tưởng mãi câu thơ của cụ Vũ Đình Liên, phải chăng những kỷ niệm xưa rồi sẽ chỉ còn trong tâm tưởng: “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ

 bài và ảnh  Nguyễn Phương Lộc

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

banh tet ki to
CHỢ CHIỀU KI TÔ VUA
Gọi là chợ chiều Ki Tô Vua vì đây là chợ tự phát không tên đối diện Tu viện Dòng Ki-Tô Vua, ( Nhà Thờ...
Xem tiếp...
IMG_3938-700x525
CHỢ PHÚ PHỤNG
Phú Phụng là xã địa đầu của tỉnh Bến Tre, giáp ranh với Vĩnh Long. Chợ Phú Phụng có địa thế rất tốt nằm...
Xem tiếp...
Bieu tuong cho lach
TẢN MẠN CHUYỆN ĐỊA DANH XƯA Ở XÃ VĨNH BÌNH CHỢ LÁCH
Vài trăm năm trước, miền Tây là một vùng rừng rậm hoang vắng, thưa thớt dân cư. Rãi rác xa xa có một...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

Ho Thiet - Copy
HAI TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU CÂY ĂN TRÁI ĐẶC SẢN BẾN TRE
 Năm 1998, cây chôm chôm Java nhiều nơi trong tỉnh Bến Tre do thời tiết, khí hậu bất lợi, nhất là nhiệt...
banh tet ki to
CHỢ CHIỀU KI TÔ VUA
Gọi là chợ chiều Ki Tô Vua vì đây là chợ tự phát không tên đối diện Tu viện Dòng Ki-Tô Vua, ( Nhà Thờ...
Tran cong Lai
KHU MỘ ĐÔ ĐỐC TRẦN CÔNG LẠI và TU VIỆN KITO VUA CÁI NHUM
Ấn tượng đầu tiên gây chú ý cho khách phương xa với Nhà Thờ Cái Nhum là hai cây me cổ thụ trước cửa....
nhãn tím
VỀ  GIỐNG NHÃN TÍM Ở CHỢ LÁCH
Bến Tre từ xưa đã có giống nhãn long, nhã giồng trồng rải rác nhiều nơi ở các huyện chủ yếu để ăn trong...
Ô 4 Thành 2
NHỮNG NÔNG DÂN LÀM SẦU RIÊNG CÓ THƯƠNG HIỆU
Theo Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2012 “Sự hình thành và phát triển nghề sản...

LỜI DẪN

Tin nhà

Rong kiểng 2
NGHỀ LÀM KIỂNG HÌNH Ở CÁI MƠN
H3
XE ĐÒ VỀ CHỢ LÁCH
Hinh moi
CHỢ LÁCH- KÝ ỨC NGÀY XƯA
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found