Chợ Lách Xưa Nay

NHỮNG NÔNG DÂN LÀM SẦU RIÊNG CÓ THƯƠNG HIỆU

Ngày đăng: 18/04/2024, 8:57 chiều, ý kiến phản hồi (0)

Theo Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2012 “Sự hình thành và phát triển nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng Cái Mơn” do ông Lê Phước Toàn, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách làm chủ nhiệm, cùng các cộng sự thì ba cây sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép Chín Hóa, cây sầu riêng sữa bò Phó Lưu, cây sầu riêng cơm vàng nghệ hạt lép Hoàng Nam đều có nguồn gốc từ những gia đình có đạo Thiên chúa, giàu có tại xứ Cái Mơn vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép Chín Hóa

Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Ký, ấp Bình Tây, xã Vĩnh Thành thì vườn ông Hội đồng Nguyễn Văn Hiếu (sinh 1883) có nhiều loại cây trái ngon mà ông Tư Trạng là người giỏi nghề võ được ông Hiếu sử dụng làm cận vệ nên ông Tư Trạng có dịp mang giống về nhà trồng giống sầu riêng ngon. Năm 1958, do nhà giáp ranh nên ông Nguyễn Văn Lục (sinh 1920-2006) là thân phụ của: Ông Nguyễn Văn Ký (ông Ba Ký), Ông Nguyễn Văn Hóa (ông Chín Hóa sinh năm 1957), Ông Nguyễn Văn Trung

Ông Chín Hóa

Gia đình ông Nguyễn Văn Lục xin được 4 bo từ nhà ông Tư Trạng đem về ghép 4 cây, năm 2007 ông Ba Ký còn 1 cây, ông Chín Hóa còn một cây và ông Trung cũng còn một cây.

Năm 1996, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam tổ chức hội thi trái ngon, trái sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép của ông Chín Hóa đạt giải nhất và các lần sau đều đạt giải cao nên ông Nguyễn Văn Hóa khai thác cây đầu dòng, sản xuất bán ra hàng triệu cây giống khắp các tỉnh miền Trung, Đông, Tây Nam bộ.

Năm 2003, ông Chín Hóa đăng ký và được Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam (nay là Cục sở hữu trí tuệ) cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Năm 2004, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là cây giống quốc gia.

Sầu riêng Mon thong

Ông Nguyễn Công Thành (sinh năm 1950), ấp Sơn Châu, xã Sơn Định-Chợ Lách có người con gái tên Nguyễn Thị Yên, người con rể tên Nguyễn Thanh Phong làm việc ở Cảng vụ tại Hòn Chông-tỉnh Kiên Giang. Năm 1993, người con rể của ông mua nhập khẩu giống sầu riêng Mon thong từ Thái Lan mang về Bến Tre cho cha vợ (ông Tư Thành) 250 cây, cha ruột của mình là ông Nguyễn Văn Tạo (ông Chín Tạo, 1933-2023), xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách-Bến Tre 250 cây. Lúc đó, vườn của ông Tư Thành đang trồng sầu riêng khổ hoa xanh, ông Tư Thành đốn bỏ để trồng sầu riêng Mon thong. Khi cây được 3-4 tuổi cũng là lúc khắp nơi trong và ngoài tỉnh cải tạo vườn tạp thay đổi giống cây trồng chất lượng, giá trị cao. Ông Nguyễn Công Thành được Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (nay là Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam) giúp đỡ về kỹ thuật trồng và nhân giống sầu riêng Mon thong.

Ông Tư Thành , chủ thương hiệu sầu riêng Mong Thoong

Năm 1999, ông Tư Thành tiến hành đề nghị Sở NN và PTNN khảo sát, thẩm định, lập hồ sơ chứng nhận cây đầu dòng. Ông Tư Thành  sản xuất mỗi năm 100-200 ngàn cây giống sầu riêng Mon thong bán ra khắp các tỉnh miền Trung, miền Đông, miền Tây. Vì thế, diện tích sầu riêng Mon thong ở miền Tây, miền Đông, miền Trung tăng lên đáng kể. Đáng chú ý nhất là các cuộc hội thi trái ngon, ông Tư Thành đều đạt giải thưởng cao dành cho trái sầu riêng Mon thong. Như vậy, giống sầu riêng Mon thong được xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam năm 1993.

Sầu riêng RI.6

Ông Nguyễn Minh Châu (1945-1999), tên thường dùng 6 Ri, ngụ ấp Phước Định 1, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ-Vĩnh Long. Lúc sinh thời, ông 6 Ri kể rằng: trước năm 1975 ông mua lại 0,4 ha đất trồng sầu riêng. Trong số cây sầu riêng đã trồng có 4 cây cho trái to, vỏ xanh vàng, cơm vàng, ráo, hạt lép, mùi thơm, ngọt và béo. Năm 1997, ông 6 Ri mang trái tham gia hội trái ngon, trái sầu riêng của ông 6 Ri đạt giải cao tại Hội chợ quốc tế nông nghiệp Cần Thơ.

Ông Sáu Ri của sầu riêng Ri-6

Sau đó, ông 6 Ri và ông Nguyễn Văn Bình (sinh năm 1954) là chủ cơ sở sản xuất giống cây trồng xã Hưng Khánh Trung, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đồng ý cùng đứng tên “sầu riêng-Ri.6-Nguyễn Văn Bình” mà ông Nguyễn Văn Bình đứng ra lo thủ tục để đăng ký Chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu độc quyền.

Ngày 23/6/1998 hai ông mời Tổ Thẩm định sản xuất giống cây trồng của Sở NN và PTNN Bến Tre đến tại vườn ông 6 Ri thẩm định cây đầu dòng Ri.6; Tổ Thẩm định hỏi ông Nguyễn Minh Châu: “Sao anh không lấy tên sầu riêng 6 Ri mà đặt tên Ri.6 ? Ông 6 Ri trả lời: “Thôi đặt tên ngược cho nó không trùng tên gọi của tôi…”. Sau khi hoàn tất hồ sơ thẩm định, ông đến Sở Khoa học và công nghệ để được đăng ký Cục Sở hữu trí tuệ. Năm 2002, Cục SHTT cấp giấy Chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Sầu riêng-Ri.6-Nguyễn Văn Bình, thời gian 10 năm.

Ông Nguyễn Minh Châu (6 Ri) bị bệnh và mất vào ngày mùng 5 tháng 5 năm 1999 âm lịch. Khi đó ông Nguyễn Văn Trung là con của ông 6 Ri thừa kế mảnh vườn này, tiếp tục khai thác cây sầu riêng Ri.6.

Phải nói rằng cây sầu riêng Ri.6 đã được vinh danh “vang bóng một thời” từ cuối thập niên 1990-2000. Lúc đầu, cây giống sầu riêng Ri.6 của gia đình ông 6 Ri, ông Nguyễn Văn Bình sản xuất hàng năm từ 50.000 cây, các năm sau lên 300-400 ngàn cây giống/năm, bán nhiều ở các tỉnh miền Trung, miền Đông Nam bộ. Năm 2004, Bộ NN và PTNN công nhận là cây giống quốc gia.

Sầu riêng cơm vàng nghệ hạt lép Hoàng Nam

Ông Trần Hoàng Nam, sinh năm 1952, ngụ ấp Phú Thới, xã Tân Thiềng kể rằng: Năm 1970, ông làm công cho ông Nguyễn Văn Thuận[1] (ông Cai Thuận 1887-1975) biết vườn của ông Cai Thuận có trồng dừa nước xanh, chôm chôm, sầu riêng hạt lép nên năm 1985 ông xin b o sầu riêngđem về ghép trồng ở vườn của mình. Năm 2008, ông Trần Hoàng Nam mang sầu riêng dự thi ngày Hội trái cây huyện Chợ Lách và đạt giải nhì. Trái sầu riêng Hoàng Nam đặc biệt cơm vàng nghệ, hạt lép, cơm rất dày, rất ngon, ít bị bệnh.

Ông Hoàng Nam

Năm 2009 ông làm thủ tục có tên sầu riêng cơm vàng nghệ hạt lép Hoàng Nam xin đăng ký chứng nhận của Cục sở hữu trí tuệ.

Ngày 22/9/2010, cây sầu riêng cơm vàng nghệ hạt lép Hoàng Nam được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ. Thập niên 2010, cây giống Sầu riêng cơm vàng nghệ hạt lép Hoàng Nam đã được bán nhiều ở các tỉnh miền Trung, miền Đông Nam bộ.

Sầu riêng sữa bò

Cụ Nguyễn Duy Lưu (1857-1947). Ông là cháu gọi thánh Philippe Phan văn Minh bằng ông cậu[2]. Hiện ngôi mộ của cụ ông Nguyễn Duy Lưu và cụ bà Nguyễn Thị Liên nằm tại đất của Linh mục Phan Văn Bình (1950-2022) ấp Vĩnh Bắc, xã Vĩnh Thành.

Thân phụ của cụ Nguyễn Duy Lưu là ông Cai Tổng Hòa, thân mẫu bà Nguyễn Thị Ngân, bà Ngoại của ông là bà Phan Thị Diện chị ruột của thánh Philippe Phan Văn Minh.  Cụ Nguyễn Duy Lưu (còn gọi Pierre Michel Nguyễn Duy Lưu) có các anh chị em là bà Nhứt Anna Triều, bà Đốc phủ Trần, Cai Tổng Đô, Hội Đồng Hiển, bà Đốc phủ Sử. Ông Nguyễn Duy Lưu rất giỏi chữ Hán, chữ Pháp. Năm 1910, nhà vua Norodom Suramarit[3], Campuchia mời ông sang dạy Pháp ngữ cho thái tử Campuchia tại hoàng cung. Trong hoàng cung ông được gọi là Thái phó[4]. Vì vậy, khi về quê ở Cái Mơn mọi người thường gọi ông là thầy Phó Lưu.

Trong thời gian dạy học ở hoàng cung Campuchia, ông có dịp mang các giống sầu riêng ngon về trồng trên 1,20 ha vườn nhà, cách nhà bia của cụ Trương Vĩnh Ký khoảng 200 m về phía Đông. Năm 1957, khi ông qua đời, gia đình bán đất lại cho ông Trùm Nhuận[5]. Trong nhiều cây sầu riêng có một cây cho trái to, cơm dẻo, hạt lép, béo, ngọt giống như sữa bò nên gọi đó là sầu riêng sữa bò.

Theo Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2012 “Sự hình thành và phát triển nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng Cái Mơn” do ông Lê Phước Toàn, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách làm chủ nhiệm, cùng các cộng sự thì cây sầu riêng này cho trái giống tương tự như trái sầu riêng Chín Hóa. Nhưng những người có liên quan trong gia đình như ông Thái Quang Nhậm[6], ông Phan Văn Bình[7] khẳng định nó không giống nhau; bởi vỏ dày hơn, trái to và dài hơn, cơm màu vàng hơn, chỉ giống là dẻo, nhão như trái sầu riêng Chín Hóa. Cây sầu riêng đó có đường kính gốc ôm hai tay không giáp. Sau năm 1979, lúc này nguồn gỗ hiếm, giá cao nên đốn cây sầu riêng sữa bò bán gỗ.

Lúc đó, cây sầu riêng sữa bò Phó Lưu đã có một thời nổi tiếng rất ngon trong địa phương. Năm 1996, xuất hiện có cây sầu riêng Chín Hóa cũng ngon tương tự. Vì thế nhóm tác giả đề tài cũng đặt giả thuyết 2 cây sầu riêng nầy có mối quan hệ xuất xứ từ một nguồn gen. Điều nầy có thể đúng, tuy có biến dị một ít. Mặc dù nó hiện diện tại Cái Mơn sớm, nhiều người biết, nhưng giống sầu riêng sữa bò Phó Lưu hiện nay không còn thấy trên thị trường.

ĐỖ VĂN CÔNG

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

Ho Thiet - Copy
HAI TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU CÂY ĂN TRÁI ĐẶC SẢN BẾN TRE
 Năm 1998, cây chôm chôm Java nhiều nơi trong tỉnh Bến Tre do thời tiết, khí hậu bất lợi, nhất là nhiệt...
Xem tiếp...
nhãn tím
VỀ  GIỐNG NHÃN TÍM Ở CHỢ LÁCH
Bến Tre từ xưa đã có giống nhãn long, nhã giồng trồng rải rác nhiều nơi ở các huyện chủ yếu để ăn trong...
Xem tiếp...
371111437_721699376499052_1128370131935915310_n
LÃ PHI KHANH- CHỦ NHÂN LỆNH XÉ XÁC. Ở CÁI MƠN
Theo nhận định của nhiều nhà báo thì truyện chưởng Lã Phi Khanh có thể thu hút nhiều độc giả như truyện...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

Ho Thiet - Copy
HAI TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU CÂY ĂN TRÁI ĐẶC SẢN BẾN TRE
 Năm 1998, cây chôm chôm Java nhiều nơi trong tỉnh Bến Tre do thời tiết, khí hậu bất lợi, nhất là nhiệt...
banh tet ki to
CHỢ CHIỀU KI TÔ VUA
Gọi là chợ chiều Ki Tô Vua vì đây là chợ tự phát không tên đối diện Tu viện Dòng Ki-Tô Vua, ( Nhà Thờ...
Tran cong Lai
KHU MỘ ĐÔ ĐỐC TRẦN CÔNG LẠI và TU VIỆN KITO VUA CÁI NHUM
Ấn tượng đầu tiên gây chú ý cho khách phương xa với Nhà Thờ Cái Nhum là hai cây me cổ thụ trước cửa....
nhãn tím
VỀ  GIỐNG NHÃN TÍM Ở CHỢ LÁCH
Bến Tre từ xưa đã có giống nhãn long, nhã giồng trồng rải rác nhiều nơi ở các huyện chủ yếu để ăn trong...
IMG_3938-700x525
CHỢ PHÚ PHỤNG
Phú Phụng là xã địa đầu của tỉnh Bến Tre, giáp ranh với Vĩnh Long. Chợ Phú Phụng có địa thế rất tốt nằm...

LỜI DẪN

Tin nhà

Rong kiểng 2
NGHỀ LÀM KIỂNG HÌNH Ở CÁI MƠN
H3
XE ĐÒ VỀ CHỢ LÁCH
Hinh moi
CHỢ LÁCH- KÝ ỨC NGÀY XƯA
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found