Chợ Lách Xưa Nay

HAI TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU CÂY ĂN TRÁI ĐẶC SẢN BẾN TRE

Ngày đăng: 12/05/2024, 9:45 sáng, ý kiến phản hồi (0)

 Năm 1998, cây chôm chôm Java nhiều nơi trong tỉnh Bến Tre do thời tiết, khí hậu bất lợi, nhất là nhiệt độ cao bởi nắng hạn, cây thiếu dinh dưỡng, không có hoa đực nên trái bị lép hàng loạt, trái không có cơm, nông dân gọi trái chôm chôm bị ‘’bốp đầm’’.

Tiến sỹ Bùi Thanh Liêm

Năm 1998, Kỹ sư Bùi Thanh Liêm, Chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu chất điều hòa sinh trưởng NAA (Napthalene-acid-acetic) và một ít GA3 (Gibberellic acid) pha với nồng độ 30 ppm/lít trong cồn. Từ đó có chế phẩm Ramale phun xịt trên một ít cây xen đều trong vườn chôm chôm, nhằm cho cây ra hoa đực để hoa cái thụ phấn. Kết quả dùng chế phẩm Ramale, nông dân đã được mùa bội thu. Nghiên cứu trên của Kỹ sư Bùi Thanh Liêm rất hữu hiệu. Đây là một trong những công trình nghiên cứu theo chương trình cao học, kết quả luận văn của mình trình trước Hội đồng Bảo vệ luận văn Thạc sĩ của Trường Đại học Cần Thơ, nhận bằng Thạc sĩ năm 2000.

Năm 2011, Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm là nghiên cứu sinh Tiến sĩ, khóa 11, trường Đại học Cần Thơ, chuyên ngành Khoa học cây trồng với đề tài: “Nghiên cứu biện pháp nâng cao phẩm chất trái sầu riêng ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”.

Nội dung: Nghiên cứu hai giống sầu riêng Monthong và giống sầu riêng sữa hạt lép thường bị sượng trái, nhất là lúc thu hoạch vào mùa mưa do ẩm độ đất tăng cao, gây hiện tượng rối loạn sinh lý nên cơm sầu riêng bị sượng.

Khắc phục hiện tượng trên bằng cách phủ bạt trên gốc sầu riêng 25 ngày trước khi thu hoạch; phun Ca(NO3)2 nồng độ 0,2% qua lá lúc 2 tháng sau khi đậu trái 15 ngày. Sau đó phun tiếp MgSOnồng độ 0,2% và phun KNO3, nồng độ 1% ở giai đoạn một tháng trước khi thu hoạch.

Bên cạnh cũng xử lý Ethephon nồng độ 0,2% sau thu hoạch giúp sầu riêng giảm tỷ lệ hộc trái bị sượng. Kết quả 2 giống trên giảm bị sượng trái rất cao. Đây cũng là một trong những nghiên cứu theo chương trình nghiên cứu sinh Tiến sĩ.

Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm báo cáo luận án trước Hội đồng Bảo vệ luận án Tiến sĩ của trường Đại học Cần Thơ và đã nhận bằng Tiến sĩ ngày 30 tháng 01 năm 2015.

Tiến sĩ Bùi Thanh Liêm, sinh ngày 13 tháng 9 năm 1963, quê quán ấp Sơn Lân, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách.

 

KỸ SƯ HỒ VĂN THIỆT

Hồ Văn Thiệt đã nhận bằng Thạc sĩ năm 2006 với đề tài “Sự suy thoái đất liếp vườn trồng sầu riêng, chôm chôm tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre và biện pháp khắc phục” tại Trường Đại Học Cần Thơ. Thạc sĩ  Hồ Văn Thiệt tiếp tục nghiên cứu sinh chuyên ngành Khoa học đất khóa 2007 và nghiên cứu đề tài “Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện chất lượng đất, năng suất, phẩm chất trái trên vườn măng cụt và chôm chôm tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”.

TS Hồ văn Thiệt

Nội dung nghiên cứu của đề tài là:

– Khắc phục hiện tượng chảy nhựa (mủ) trái măng cụt; nguyên nhân do đầu vụ nắng hạn không tưới nước, khi trời mưa làm cây bị sốc do chênh lệch nhiệt độ, ẩm độ lớn và nhanh, làm vở mạch nhựa, gây chảy nhựa trong trái măng cụt.

– Đồng thời khắc phục cháy lá trên cây chôm chôm do mùa nắng thiếu nước, không dẫn kali lên cây, làm lá bị cháy mà tưới nước vẫn không hút lên được vì đất bị nén chặt. Do đó phải sử dụng phân hữu cơ.

Khắc phục bằng cách sử dụng các loại phân hữu cơ: phân biogas trong chăn nuôi, trùn quế, cỏ cúc (dã quỳ), phân bò giúp đất tơi xốp, kết hợp đậy bạt để vi sinh vật phát triển chiều xuống đất, đồng thời dẫn nước đi lên, qua đó đất tăng khả năng giữ nước, duy trì độ ẩm, rễ hút được Kali, cây chôm chôm giảm cháy lá.

Những kết quả của luận án:

– Đất liếp vườn măng cụt có tuổi liếp trên 20 năm có pH đất khoảng 3.5; hàm lượng chất hữu cơ nghèo, lân dễ tiêu thấp, kali trao đổi, Ca và Mg ở mức thấp. Họat động của vi sinh vật đất kém. Khả năng giữ nước và tính bền cấu trúc đất thấp.

– Trên vườn măng cụt, bón phân hữu cơ 22,5kg/cây, kết hợp phân vô cơ cân đối giúp cải thiện được độ phì nhiêu đất, nâng cao năng suất trái có ý nghĩa. Sự cải thiện hiện tượng chảy nhựa trái măng cụt đạt hiệu quả cao, giảm 45% tỉ lệ chảy nhựa trái qua bón phân hữu cơ, phân vô cơ cân đối, che bạt trong mùa mưa (tỷ lệ chảy nhựa trái măng cụt giảm từ 64,2% xuống còn 19,2%), đồng thời giúp tăng năng suất trái có ý nghĩa.

– Trên vườn chôm chôm, bón 18 kg/cây phân hữu cơ các dạng như phân bã bùn mía, phân ủ biogas, phân trùn quế giúp cải thiện độ phì nhiêu đất về lý hóa và sinh học đất. Tăng pH đất có ý nghĩa, chất hữu cơ trong đất, phần trăm base bảo hòa, chỉ số độ bền cấu trúc đất, khả năng giữ nước, hệ số thấm nước của đất, tăng hoạt động của vi sinh vật qua gia tăng hoạt độ enzyme Catalase trong đất. Năng suất vườn chôm chôm tăng cao, có ý nghĩa so với việc sữ dụng phân vô cơ như nông dân đã bón. Bón phân vô cơ theo tỷ lệ K/N từ 0,9 đến 1,3 kết hợp với phân hữu cơ (18kg/cây/năm) giúp giảm 60% tỷ lệ cháy lá trên cây chôm chôm.

Như vậy, vườn măng cụt, vườn chôm chôm cho trái đạt hiệu quả cao nhất chỉ khi bón phân hữu cơ kết hợp phân vô cơ cân đối, quản lý nước hợp lý sẽ cải thiện sự chảy nhựa trái măng cụt và cháy lá cây chôm chôm.

Thạc sĩ Hồ Văn Thiệt báo cáo luận án trước Hội đồng Bảo vệ luận án Tiến sĩ và được công nhận cấp bằng Tiến sĩ ngày 19 tháng 7 năm 2015.

Tiến sĩ Hồ Văn Thiệt, sinh ngày 22 tháng 12 năm 1962, quê quán ấp Phú Thới, xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách.

Tiến sĩ Bùi Thanh Liêm và Tiến sĩ Hồ Văn Thiệt là hai người con của huyện Chợ Lách đã có nhiều công sức gắn bó với nông dân trong nhiều nghiên cứu kỹ thuật trồng cây ăn trái đặc sản của quê hương cũng là hai Tiến sĩ đầu tiên chuyên ngành Trồng trọt trong tỉnh Bến Tre đã nhận bằng Tiến sĩ cùng năm 2015./

Đỗ Văn Công

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

nhãn tím
VỀ  GIỐNG NHÃN TÍM Ở CHỢ LÁCH
Bến Tre từ xưa đã có giống nhãn long, nhã giồng trồng rải rác nhiều nơi ở các huyện chủ yếu để ăn trong...
Xem tiếp...
Ô 4 Thành 2
NHỮNG NÔNG DÂN LÀM SẦU RIÊNG CÓ THƯƠNG HIỆU
Theo Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2012 “Sự hình thành và phát triển nghề sản...
Xem tiếp...
371111437_721699376499052_1128370131935915310_n
LÃ PHI KHANH- CHỦ NHÂN LỆNH XÉ XÁC. Ở CÁI MƠN
Theo nhận định của nhiều nhà báo thì truyện chưởng Lã Phi Khanh có thể thu hút nhiều độc giả như truyện...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

banh tet ki to
CHỢ CHIỀU KI TÔ VUA
Gọi là chợ chiều Ki Tô Vua vì đây là chợ tự phát không tên đối diện Tu viện Dòng Ki-Tô Vua, ( Nhà Thờ...
Tran cong Lai
KHU MỘ ĐÔ ĐỐC TRẦN CÔNG LẠI và TU VIỆN KITO VUA CÁI NHUM
Ấn tượng đầu tiên gây chú ý cho khách phương xa với Nhà Thờ Cái Nhum là hai cây me cổ thụ trước cửa....
nhãn tím
VỀ  GIỐNG NHÃN TÍM Ở CHỢ LÁCH
Bến Tre từ xưa đã có giống nhãn long, nhã giồng trồng rải rác nhiều nơi ở các huyện chủ yếu để ăn trong...
Ô 4 Thành 2
NHỮNG NÔNG DÂN LÀM SẦU RIÊNG CÓ THƯƠNG HIỆU
Theo Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2012 “Sự hình thành và phát triển nghề sản...
IMG_3938-700x525
CHỢ PHÚ PHỤNG
Phú Phụng là xã địa đầu của tỉnh Bến Tre, giáp ranh với Vĩnh Long. Chợ Phú Phụng có địa thế rất tốt nằm...

LỜI DẪN

Tin nhà

Rong kiểng 2
NGHỀ LÀM KIỂNG HÌNH Ở CÁI MƠN
H3
XE ĐÒ VỀ CHỢ LÁCH
Hinh moi
CHỢ LÁCH- KÝ ỨC NGÀY XƯA
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found