Chợ Lách Xưa Nay

NGHỀ LÀM KIỂNG HÌNH Ở CÁI MƠN

Ngày đăng: 28/02/2024, 9:48 chiều, ý kiến phản hồi (0)

Cái Mơn là một địa danh của huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, vùng làm ra cây giống và hoa kiểng cung cấp cho toàn miền Nam. Tên Cái Mơn giống như đia danh Chợ Lớn (nhiều quận) gồm có  xã Vĩnh Thành và các xã lân cận như Hưng Khánh Trung. Tân Thiềng, Long Thới, Phú Sơn cùng làm hoa kiểng bán tết nhưng mỗi nơi mỗi khác. Vĩnh Thành chuyên làm mai kiểng và bonsai, Phú Sơn chuyên làm hoa giấy và Hưng Khánh Trung B chuyên làm kiểng hình

Hình của Trần Khải Hoàn

Vùng Cái Mơn làm kiểng hình trước năm 1975, thuở đó nghệ nhân chỉ có tạo dáng nai bằng bùm sụm để chưng trong sân vườn nhằm khoe tài nghệ khéo léo của mình. Tạo hình con nai bằng kiểng mất thời gian lâu, công phu không ai muốn bán và người mua cũng không dám mua. Về sau, do cạnh tranh phải làm hàng lạ độc dễ bán nên mỗi nơi tìm ra sáng kiến  Năm 1996, năm Bính Tý, anh Chín Bình một nhà vườn ở Cái Mơn sản xuất những chậu tắc hình con chuột xuất đi Singapore nhưng cũng không nhiều được vì làm thủ công, hơn nữa mặt hàng này quá mới. Những năm sau, nhiều khách hàng đặt kiểng thú hình trâu, hình ngựa. .bà con ở đây làm bằng cây bùm sụm không được thành công cho lắm.

Cây vật liệu tạo thành hình thú

Không phải chỉ có vùng Cái Mơn mới có kiểng hình thú mà là các nơi, người làm kiểng đã tìm tòi và sáng tạo ra các mẫu hình cho đa dạng. Năm 1996, vùng Cái Mơn đã lấy cáy tắc làm con chuột, trước kia cây tắc chỉ làm hình cây thông để bán tết. Muốn làm cây thông, nhà vườn phải trồng rất nhiều cây tắc trong trong 1 chậu. Chậu lớn gọi là trẹt, tạo hình thông cao đến hơn 2 mét. Năm 2016, nhà vườn ở xã Long Trung, huyện Cai Lậy, Tiền Giang dùng cây bông trang để tạo kiếng thú trên QL 1. Vì nằm trên Quốc Lộ nhiều người thấy nên rải rác ở nơi này , nơi kia có nhiều người làm theo như ông Đặng Phước Sinh ở Cần Giuộc, Long An đã làm ra con đại bàng, hươu cao cổ, nai hay anh Nguyễn Hữu Phước ở xã Tân Tây, Huyện Thạnh Hóa , Long An cũng dùng bông trang làm kiểng thú, Theo các nghệ nhân này thì  bông trang có nhiều màu vàng đỏ, hường lại có mùi thơm nên khách hàng ưa chuộng. Thật vậy, vườn kiểng Vân Trường ở  phường Thới An Đông, Quận Bình Thủy , TP Cần Thơ vẫn chọn cây bông trang làm kiểng thú được nhiều người chú ý. Ở TP.Hồ Chí Minh, trước cổng công ty TNHH sản xuất Cân Nhơn Hòa quốc lộ 13 cũng trồng nhiều kiểnng thú bằng bông trang, một nhân viên công ty cho biết loại kiểng này chậm phát triển nên đở tốn công cắt tỉa.

Hưng Khánh Trung B, trung tâm kiểng thú vùng Cái Mơn

Năm  Thìn, tức năm con rồng – con vật được xem là vua của các loại thú, đứng đầu trong tứ linh (Long –Lân- Qui- phụng) Rồng là biểu tượng của điềm lành , sự may mắn đối với văn hóa phương Đông. Người Việt xưa nay vẫn tự hào mình là con rồng cháu tiên. Do vậy năm 2024, làng nghề làm kiểng  ở xã Hưng Khánh Trung B được khách hàng đặt nhiều hơn. Con rồng không phải chỉ chưng trong dịp Tết, hay năm thin mà cò dùng dài dài trong những năm kế tiếp mà không bị lỗi thời.

Nhớ lại năm 2000,  ông Năm Công được công ty Cây xanh thành phố đặt mua những con rồng đem trồng ở các vòng xoay. Cây kiểng thú hình rồng dài 3,5 mét phải chở bằng ghe và trung chuyển bằng xe tải để đến nơi. Từ khi sản phẩm được đi thành phố thì tên tuổi của ông Năm Công được khách hàng các nơi biết đến. Việc làm kiểng hình thú của ông phát triển , nhân công làm trong nhà tăng lên, và công việc tạo hình được cơ giới hóa. Trước đây, khi tạo kiểng hình nai hay chim bồ câu người ta dùng thanh tre uốn và cột dây kẽm làm cốt, hoa lá của kiểng bám theo, giờ đây các thú kiểng có kích thước to con như rồng, chậu bông cao , ông Năm công phải thuê thợ hàn để uốn những thanh sắt và hàn cứng chứ không cột dây kẽm , dây thép như xưa. Từ công nghệ này, xưởng mới tạo ra nhiều hình dáng như nhà mát lục giác bằng cây sanh. Thực tế , nhiều người mua về để trong sân vườn để tiếp khách ăn nhậu, uống trà. Khách hàng là các quán cà phê sân vườn, biệt thự trong thành phố. Mấy năm trước trạm dừng chân Phương Trang ở Hòa Khánh , Cái Bè  (Tiền Giang) đặt hàng chục cái nhà kiểng hình lục giác trong rất đẹp. Ở làng nghề gọi tên các nhà kiểng là Thư Quán (?) thoạt đầu nghe cũng hay hay, hỏi giá bán cũng không đắt, nơi bán hổ trợ đến nơi lắp ráp hướng dẫn cách chăm sóc, thậm chí định kỳ đến nơi cắt tỉa. Kiểng hình còn có sản xuất vách ngăn, khung bằng sắt cho dây xanh leo chung quanh giống như tấm bê tông ngăn giữa 2 không gian. Loại này bán rất chạy vì thiết kế đủ loại, các nơi trong sân vườn.

Như đã nói trên thì không phải chỉ có ở Hưng Khánh Trung B mới có người làm được kiểng thú, nhưng xuất phát đầu tiên và làm kiểng hình đưa ra thị trường nhiều thì phải nói đến nơi này. Thông thường thì năm con giáp nào khách hàng đặt làm hình tượng thú đó, nhưng năm tỵ thì không mấy người đặt con vật “xấu xí” ấy. Dễ tạo nhất là con dê, do giống nai, các con khác cũng được làm bằng cây nhưng không con giáp nào không phải nhờ vật liệu khác hỗ trợ như con gà, con rồng. Năm con rồng thì làm nhiều chủ yếu là bán cho các khu du lịch, quán cà phê sân vườn, biệt phủ …Nhà giàu có tiền mua chơi nhưng phải có sân vườn rộng mới đặt được.

Chơi rồng theo kiểu nào?

Chơi kiểng là một thú vui, ngắm kiểng thú lại càng thích vì thấy được bàn tay khéo léo của nghệ nhân, tuy nhiên chơi kiểng thú theo năm con giáp rất tốn kém, năm nay nếu đặt hình rồng càng tốn kém hơn do thể tích to, sử dụng nhiều cây, nhiều chậu,  nhưng để đáp ứng nhu cầu tâm linh của khách hàng mong sự thịnh vượng, phát đạt ,  nhà sản xuất cũng nghĩ ra cách làm hình con cá nhưng đầu rồng mang hình tượng cá hóa long, cũng là rồng chỉ một chậu thôi cũng đủ.

LƯƠNG MINH

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài liên quan

371111437_721699376499052_1128370131935915310_n
LÃ PHI KHANH- CHỦ NHÂN LỆNH XÉ XÁC. Ở CÁI MƠN
Theo nhận định của nhiều nhà báo thì truyện chưởng Lã Phi Khanh có thể thu hút nhiều độc giả như truyện...
Xem tiếp...
H1
THỚI XUYÊN –NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN
Thới Xuyên là nhà văn tiền chiến ở quê tôi Chợ Lách, từng là giáo viên nên người địa phương gọi ông là...
Xem tiếp...
H3
XE ĐÒ VỀ CHỢ LÁCH
Những năm gần đây thỉnh thoảng tôi về Chợ Lách thăm bạn học cũ, ngồi trên chiếc xe Honda chạy bon bon...
Xem tiếp...

Các bài viết mới khác

Ho Thiet - Copy
HAI TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU CÂY ĂN TRÁI ĐẶC SẢN BẾN TRE
 Năm 1998, cây chôm chôm Java nhiều nơi trong tỉnh Bến Tre do thời tiết, khí hậu bất lợi, nhất là nhiệt...
banh tet ki to
CHỢ CHIỀU KI TÔ VUA
Gọi là chợ chiều Ki Tô Vua vì đây là chợ tự phát không tên đối diện Tu viện Dòng Ki-Tô Vua, ( Nhà Thờ...
Tran cong Lai
KHU MỘ ĐÔ ĐỐC TRẦN CÔNG LẠI và TU VIỆN KITO VUA CÁI NHUM
Ấn tượng đầu tiên gây chú ý cho khách phương xa với Nhà Thờ Cái Nhum là hai cây me cổ thụ trước cửa....
nhãn tím
VỀ  GIỐNG NHÃN TÍM Ở CHỢ LÁCH
Bến Tre từ xưa đã có giống nhãn long, nhã giồng trồng rải rác nhiều nơi ở các huyện chủ yếu để ăn trong...
Ô 4 Thành 2
NHỮNG NÔNG DÂN LÀM SẦU RIÊNG CÓ THƯƠNG HIỆU
Theo Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu từ năm 2010 đến năm 2012 “Sự hình thành và phát triển nghề sản...

LỜI DẪN

Tin nhà

Rong kiểng 2
NGHỀ LÀM KIỂNG HÌNH Ở CÁI MƠN
H3
XE ĐÒ VỀ CHỢ LÁCH
Hinh moi
CHỢ LÁCH- KÝ ỨC NGÀY XƯA
Bình luận nhiều trong tuần
  • None found